Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Những điều cần biết về bệnh lao phổi và nguyên nhân gây bệnh By Minh - January 17, 2016

Bệnh lao phổi là một trong những căn bệnh phổ biến, nhất là ở những nước đang phát triển với nồng độ ô nhiễm luôn cao hơn so với mức cho phép cùng thói quen hút thuốc lá thường xuyên.

Tổng quan về căn bệnh lao phổi

Lao là một bệnh truyền nhiễm, đã được y học nói tới từ vài nghìn năm trước với cái tên đáng sợ “dịch hạch trắng” vì rất dễ lây từ người này sang người khác.
Một người mắc bệnh lao phổi có thể lây truyền cho 10-15 người khác trong vòng 1 năm. Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới tại hội nghị quốc tế họp về lao lần thứ 4, trung bình hàng năm trên thế giới có ít nhất 2 triệu người tử vong do lao và 8 triệu người bị mắc phải căn bệnh này. Trong vòng 2 thập kỉ qua, đã có hơn 30 triệu trường hợp tử vong do lao.
bệnh lao phổi
bệnh lao phổi
Vào giữa thế kỷ 20, nhờ tìm ra được kháng sinh cùng thuốc chữa lao đặc hiệu nên tình hình bệnh lao giảm xuống, do đó khiến nhiều quốc gia trở nên lơ là và chủ quan với căn bệnh này. Nhưng đến những năm cuối thập kỷ 90, tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo lao đang có chiều hướng tăng trở lại, nhất là ở những nước đang phát triển. Đồng thời xuất hiện thêm các nguy cơ mới như bệnh nhân kháng thuốc tăng, hay bệnh lao phổi nếu kết hợp với bệnh HIV/AIDS sẽ gây tử vong rất nhanh.

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi và những điều cần lưu ý

Nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi là do trực khuẩn Koch (gọi tắt là BK). Đây là loại trực khuẩn có hình qua, sinh sản nhanh và bền vững. Trực khuẩn lao có thể sống vài tuần trong không khí và nước, nhưng khi bệnh nhân nhổ đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao có thể tồn tại 2-3 tháng. Đường lây chủ yếu là qua đường hít thở; sử dụng thuốc lá hoặc do tiếp xúc nói chuyện trực tiếp với người bệnh; do thức ăn hay nước uống; do ruồi mang trực khuẩn đến; có trường hợp do uống sữa không đun sôi của bò bị lao…
bệnh lao phổi
hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh lao phổi
Một bệnh nhân lao phổi có thể ho khạc ra 1-7 nghìn triệu trực khuẩn lao. Khi vào cơ thể, các trực khuẩn lao này khu trú ở mô phổi là chính, 85-90% lao phát triển ở phổi, còn lại có thể gây lao màng não, xương khớp, hạch, thận, ruột. Vì thế khi nhắc tới lao người ta thường nghĩ ngay tới bệnh lao phổi mặc dù lao có thể xuất hiện ở cả những bộ phận khác trong cơ thể.
Người bị nhiễm lao nếu hệ miễn dịch tốt vẫn có thể khỏe mạnh. Nhưng đến một lúc nào đó hệ miễn dịch có thể vì một nguyên nhân nào đó (như cảm cúm, HIV, tiểu đường…) làm cho suy yếu, hay bệnh nhân uống những thuốc ức chế miễn dịch như coricoid thì nhiễm lao sẽ phát triển thành bệnh.
Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm, để lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh, thậm chí có thể tử vong. Vì thế nếu nghi ngờ nhiễm lao phổi thì bạn cần phải tới ngay cách bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời, tránh bệnh trở nặng sẽ vô cùng khó chữa trị.
Đồng thời để phòng tránh bệnh lao phổi bạn cũng cần phải có chế độ tập luyện cùng sinh hoạt điều độ để hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Đồng thời cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá cùng những khu vực có mức độ ô nhiễm cao, hạn chế tối đa tiếp xúc với bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

0 nhận xét: